Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Giới khoa học thế giới 'đau đầu' vì các biến thể SARS-CoV-2 mới
Khi các biến thể SARS-CoV-2 mới xuất hiện, các nhà khoa học đang theo dõi mức độ lây lan của chúng và xem liệu virus có đang trở nên mạnh mẽ hơn trong việc né tránh kháng thể do vaccine tạo ra hay không.

Sự trỗi dậy của các biến thể mới

Sự xuất hiện của các biến thể virus là điều bình thường trong tự nhiên. Tuy nhiên, hiểu rõ khả năng lây lan của một số biến thể mới hay liệu chúng có làm giảm hiệu quả của vaccine hay không, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đại dịch. Các chuyên gia y tế cho rằng, tiêm chủng và các biện pháp hạn chế nhằm giảm sự lây lan của dịch bệnh là rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự xuất hiện của các biến thể mới.

Hiện tại, thế giới đang tập trung vào biến thể Delta có khả năng lây truyền cao, được cho là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng số ca mắc bệnh gần đây ở nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đang theo dõi những biến thể khác đang trỗi dậy như Lambda và Epsilon.

Biến thể Lambda, được phát hiện lần đầu tiên ở Peru, đã lây lan nhanh chóng ở khu vực Nam Mỹ và xuất hiện ở ít nhất 29 quốc gia trong những tháng gần đây. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thêm Lambda vào danh sách “biến thể đáng quan tâm” vào ngày 14/6.

Theo WHO, Lambda mang một số đột biến có liên quan đến việc tăng khả năng lây nhiễm và chống lại khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, WHO cho biết cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ mối đe dọa của biến thể Lambda và những biến thể khác đang lưu hành.

Thomas Preiss, giáo sư chuyên về khoa học bộ gen tại Đại học Quốc gia Australia, cho biết, việc biến thể Lambda có thể “vượt qua biến thể Delta về khả năng lây nhiễm trong cộng hay không” cần được điều tra thêm.

Tiến sỹ Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO, cho biết, cần có thêm phân tích về virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu để hiểu chúng đang thay đổi như thế nào.

“Lambda sẽ không được xác định là một ‘biến thể đáng lo ngại’ trừ khi nó được chứng minh mang những đặc điểm như có khả năng lây nhiễm cao hơn, nghiêm trọng hơn hoặc có tác động đến các biện pháp phòng dịch như xét nghiệm và tiêm vaccine”, bà Kerkhove nói.

Các biến thể hiện đang nằm trong danh sách “biến thể đáng lo ngại” là Alpha, lần đầu tiên được phát hiện ở Anh; Beta được xác định ở Nam Phi; Gamma, lần đầu được tìm thấy ở Brzail và Delta được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ.

Theo ước tính, biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn 55% so với biến thể Alpha. Có bằng chứng cho thấy các biến thể Beta và Delta có một số tác động đến khả năng bảo vệ của vaccine Covid-19, dù vaccine được cho là vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng do tất cả các biến thể.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Chile công bố vào đầu tháng 7 phát hiện ra rằng, biến thể Lambda làm giảm mức độ kháng thể chống lại virus ở những người đã tiêm vaccine của Sinovac Biotech, loại vaccine được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc.

Khả năng né tránh hệ miễn dịch của biến thể

Các chuyên gia cho biết, cho đến nay, các biến thể đáng lo ngại như Delta dường như dễ lây lan hơn những biến thể khác, nhưng khi khả năng miễn dịch trong cộng đồng tăng lên, virus sẽ chịu thêm áp lực tiến hóa mới để né tránh sự bảo vệ này.

“Virus đang bắt đầu chịu áp lực chọn lọc để né tránh các phản ứng miễn dịch ở người dân tại các quốc gia và khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cao hoặc những người đã khỏi Covid-19”, ông Preiss nói và lưu ý rằng, rất khó xác định liệu đây có phải là tác động gây ra các đột biến hiện tại hay không.

Nghiên cứu mới về biến thể Epsilon, được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ, đã chỉ ra rằng virus có thể tự biến đổi theo nhiều cách và có khả năng né tránh hệ miễn dịch.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Science vào đầu tháng 7, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng 3 đột biến của biến thể Epsilon làm giảm hiệu lực của các kháng thể trung hòa sinh ra từ những loại vaccine hiện tại.

Họ cũng phát hiện ra rằng biến thể Epsilon đã tự sắp xếp lại một đoạn protein gai đặc biệt mà virus sử dụng để liên kết với tế bào con người. Đây được xem là cách né tránh hệ miễn dịch “gián tiếp và bất thường”.

“Việc hiểu cơ chế né tránh hệ miễn dịch ở các biến thể mới là điều rất quan trọng trong việc kiểm soát đại dịch”, các nhà nghiên cứu viết.

Vào tháng 6, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã hạ cấp Epsilon từ “biến thể đáng lo ngại” xuống “biến thể đáng quan tâm”, với lý do tỷ lệ nhiễm biến thể này trên toàn quốc đã giảm đáng kể. WHO cũng hạ cấp biến thể Epsilon và xếp vào danh sách cần theo dõi thêm.

Tuy nhiên, những quan sát về Epsilon và các biến thể khác, ngay cả những biến thể được chứng minh là ít nguy hiểm hơn, đã mang lại nhiều bài học cho các nhà nghiên cứu khi họ tìm kiếm dấu hiệu cho thấy các đột biến mới làm tăng khả năng né tránh hệ miễn dịch của virus. Theo SCMP, các chuyên gia có thể giải quyết vấn đề này bằng cách nghiên cứu mũi tiêm tăng cường.

“Điều quan trọng là phải tiếp tục theo dõi sự tiến hóa của các biến thể, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu đang triển khai chiến dịch tiêm chủng, để xem liệu quá trình tiến hóa của virus có chậm lại hay không và những đặc điểm mới nào mà virus có thể phát triển để né tránh hệ miễn dịch”, Piccoli, một trong những tác giả của bài báo đăng trên tạp chí Science, cho biết.

“Càng nhiều người được tiêm chủng, virus càng ít có cơ hội đột biến”, Piccoli nói thêm./.
DanQuyen.com (Theo vov.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Bộ Y tế giảm thời gian xuống 14 ngày với mọi hình thức cách ly (13-07-2021)
    Trung Quốc cung cấp hơn 100 triệu liều vaccine cho COVAX (12-07-2021)
    Việt Nam đã làm gì để tự chủ vaccine ngừa Covid-19? (08-07-2021)
    WHO lên án chủ nghĩa dân tộc vaccine COVID-19 (08-07-2021)
    Tín hiệu lạc quan từ các mũi 'chủ công' trong chiến lược vaccine phòng COVID-19 (08-07-2021)
    Việt Nam nói về việc tiêm vắc-xin Trung Quốc cho người Trung Quốc (08-07-2021)
    Bác sỹ Indonesia giằng xé lựa chọn người sống, người chết giữa sóng thần Covid-19 (08-07-2021)
    Ai nên tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer? (07-07-2021)
    Hiệu quả thực tế của vaccine Covid-19 trước sự bùng phát của biến thể mới (06-07-2021)
    Giấy xét nghiệm COVID-19 có giá trị như thế nào? (06-07-2021)
    Ấn Độ: Tiêm nước muối, kháng sinh dán nhãn 'vắc xin COVID-19', thu lợi 35.000 đô la (05-07-2021)
    Phần mềm quản lý tiêm vaccine COVID-19 của Ấn Độ gây chú ý (05-07-2021)
    Vaccine bản địa đầu tiên của Ấn Độ đạt hiệu quả 77,8% (03-07-2021)
    Các nước Nam Á nhận được vaccine Moderna ngừa Covid-19 do Mỹ viện trợ (03-07-2021)
    Sáu đối tượng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (02-07-2021)
    Làn sóng chống vaccine khiến Đông Nam Á khó đánh bại COVID-19 (01-07-2021)
    Vắc xin Nanocovax: Coi trọng hàng đầu sự an toàn, tính hiệu quả (01-07-2021)
    Tổng thống Putin: Chỉ vaccine mới có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 (30-06-2021)
    Bộ Y tế đề nghị Ngân hàng thế giới hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất vaccine tại Việt Nam (29-06-2021)
    Hàn Quốc cấp 3 loại chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 (29-06-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153092863.